SƠN GIAO THÔNG HỆ DUNG MÔI (TRẮNG - ĐỎ- VÀNG - ĐEN)

SƠN GIAO THÔNG HỆ DUNG MÔI (TRẮNG - ĐỎ- VÀNG - ĐEN)


đặt hàng ngay

Thông tin chi tiết

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Sơn vạch đường gốc dung môi V-MARK là một loại sơn đặc biệt cấu thành từ chất tạo màng, bột màu, chất độn và dung môi được sử dụng làm vạch tín hiệu giao thông, có tính kháng nước, kiềm, xăng dầu và chịu mài mòn cao.

TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM

Sơn Sơn vạch đường gốc dung môi của V-Mark có chất lượng đạt các yêu cầu của TCVN 8787-2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử và TCVN 8788-2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

PHẠM VI ỨNG DỤNG

Sơn vạch đường gốc dung môi V-MARK  được dùng kẻ vạch cho: đường băng sân bay, xa lộ cao tốc, cầu, cầu cảng, giải phân cách, bãi đậu xe, sân thi đấu, đường đua thể thao, nền nhà xưởng, etc.

 

 

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

STT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật

Phương pháp thử

1

Màu sắc

a) Màu trắng

b) Màu vàng

c) Màu đen

 

≥ Y 35

Y 12 ÷ Y 14

≥ B 64

TCVN 2102-1993 hoặc AS 1580.601.1

Và tham khảo mẫu chuẩn AS 2700S

2

Độ ổn định

≥ 8

AS 1580.211.1

(độ lắng bột màu sau 4 tuần nhập kho)

(ASTM D 1309-93)

3

Độ mịn

75 ÷ 90 mm

TCVN 2091-1993

4

Độ nhớt

60 ÷ 80 Kreb (hoặc tương đương)

AS 1580.214.1

5

Độ phát sáng

a) Sơn màu trắng

b) Sơn màu vàng

c) Sơn màu đen

 

≥ 75 %

≥ 55 %

Không áp dụng

 

6

Khả năng lưu giữ hạt thủy tinh

≤ 10 % trọng lượng

(% lượng hạt thủy tinh mất đi sau thử nghiệm quét)

7

Thời gian khô

a) Sơn khô nhanh

b) Sơn khô chậm

 

≤ 5 min

≤ 15 min

 

8

Độ bóng

≤ 20 đơn vị độ bóng

TCVN 2101-1993

9

Độ uốn

≥ 12 mm

TCVN 2099-1993 (Đường kính trục tối thiểu mà màng sơn uốn qua không bị bong tróc và đứt gẫy)

10

Độ bám dính

a) Màu trắng

b) Màu vàng

 

≥ 90 %

≥ 80 %

TCVN 2097-1993

11

Độ chống loang màu

≤ 3 %

 (Độ giảm độ phát sáng của màng sơn đo được trên tấm mẫu và trên dải băng dính trong)

12

Độ bền va đập

Bề mặt nền không bị lộ qua màng sơn

 (Thực hiện 3 lần va chạm tự do với 2,25 kg vụn thép)

13

Độ chịu dầu

a) Màng sơn không bị bong tróc hoặc phồng rộp

b) Độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị % so với giá trị ban đầu

 (1 h ngâm trong dầu ở 25 oC ± 2 oC)

14

Độ chịu muối

a) Màng sơn không bị bong tróc hoặc phồng rộp

b) Độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị % so với giá trị ban đầu

 (18 h ngâm trong muối ở 25oC ± 2 oC)

15

Độ chịu nước

a) Màng sơn không bị bong tróc hoặc phồng rộp

b) Độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị % so với giá trị ban đầu

 (72 h ngâm trong nước ở 25oC ± 2 oC)

16

Độ chịu kiềm

a) Màng sơn không bị bong tróc hoặc phồng rộp

b) Độ phát sáng không giảm quá 3 đơn vị % so với giá trị ban đầu

 (48 h ngâm trong kiềm ở 25oC ± 2 oC)

17

Độ bền thời tiết

a) Sơn màu trắng

b) Sơn màu vàng

 

c) Sơn màu đen

 

a) và b) Màng sơn vẫn giữ nguyên. Độ phát sáng đạt

75 %

55 %

c) Không áp dụng

BS 3900-F4

(Thử nghiệm 500 h chạy khí quyển nhân tạo)

18

Độ mài mòn

≤ 500 mg

 (Khối lượng hao hụt do mài mòn sau 100 vòng mài)

Thử nghiệm tại hiện trường

 

 

1

Độ mài mòn

Diện tích vạch kẻ còn lại ≥ 90 %

Chỉ số mài mòn ≤ 35

 (Phương pháp dùng bộ ảnh chuẩn)

(Phương pháp kẻ ô)

2

Độ phản quang

≥ 50 %

 (Xác định độ phản quang tại thời điểm sau khi thi công 1 h và sau khi cho thông xe)

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Trước khi sơn:

  • Đối với sơn màu (trắng, đỏ, vàng, đen) khuấy kỹ trước khi sơn
  • Sơn phủ phản quang được pha trộn với chất phản quang (bi thủy tinh) theo tỷ lệ 0,1 – 0,2kg phản quang/1kg sơn phủ

3. Trong thi công

  • Trình tự thi công:
  • Xử lý bề mặt

          Phải tẩy sạch bụi bẩn, dầu mỡ..

          Dầu mỡ: Rửa sạch bằng dung môi hữu cơ.

          Bụi bẩn: Phải làm sạch bằng máy thổi khí, hoặc lau quét.

          Làm bằng phẳng bề mặt cần sơn

          Bề mặt trước khi sơn phải khô ráo hoàn toàn không được ẩm ướt

  • Sơn lớp sơn màu (trắng, đỏ, vàng, đen) để khô trong 15 phút
  • Tạo bề mặt phản quang theo 01 trong 3 phương pháp

           PP1: rắc/phun trực tiếp hạt phản quang lên bề mặt lớp sơn ngay sau khi sơn

          PP2: Sơn lớp sơn phủ (không màu) + phản quang và để khô trong 15 phút.

          PP3: Sơn lớp sơn phủ (không màu), sau đó rắc/phun trực tiếp hạt phản quang lên bề mặt lớp sơn ngay sau khi sơn

  • Phương pháp thi công: lăn tay bằng rulo, chổi quét hoặc phun

 

LƯU TRỮ

  • Sơn vạch đường hệ dung môi V-MARK phải được lưu trữ nơi khô ráo, thoáng mát
  • Nhiệt độ lưu trữ thích hợp từ 10 – 40oC, tốt nhất từ 15 – 30oC.
  • Dụng cụ chứa phải đảm bảo kín để tránh bay hơi dung môi làm ảnh hưởng chất lượng sơn

Lưu ý: Tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang kín.

 

BIỆN PHÁP AN TOÀN

  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công và chờ khô. Tránh hít phải bụi sơn.
  • Nên đeo kính bảo hộ khi thi công. Trường hợp sơn dính vào mắt, rửa với nhiều nước sạch và đi đến cơ sở y tế ngay.
  • Dùng dung môi thích hợp để chùi sạch sơn dính vào da, sau đó dùng nước và xà phòng để rửa sạch.
  • Cẩn thận khi vận chuyển sơn. Nếu đổ sơn thì thu gom bằng cách rải đất hoặc cát.
  • CHÚ Ý PHÒNG NGỪA RỦI RO CHÁY NỔ.
  • KHÔNG ĐƯỢC ĐỔ SƠN RA CỐNG RÃNH HOẶC NGUỒN NƯỚC
Hotline: 0938100477 (Mr Phương)